Vải là nguyên liệu chủ yếu được dùng trong ngành sản xuất may mặc, là vật liệu được dệt từ các sợi vải riêng biệt có thể được chế tạo các loại sợi tự nhiên. Vải may mặc được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu thì giống nhâu về quy trình, mã Hs code và hồ sơ nhập khẩu.
Nhằm thảo mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng. Nên vải may mặc hiện nay được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu. Để quản lí tối ưu chi phí đầu vào và nhập hàng về nước thuận lợi thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy trình cũng như những quy định liên quan. Vậy quy trình nhập khẩu một lô hàng vải may mặc về Việt Nam như thế nào? Tham khảo bào viết dưới đây nhé!
Chính sách nhập khẩu vải may mặc:
Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước. Tuy nhiên khi nhập khẩu vải may mặc doanh nghiệp cần nắm đưuọc quy định liên quan:
Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.
Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.
Căn cứ vào hai Thông tư trên, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng nhập khẩu phải công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiến hành công bố hợp quy thì không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường.
Mã HS của mặt hàng vải nhập khẩu:
Mỗi mặt hàng khi nhập khẩu đều có mã Hs code riêng. Việc xác định mã Hs code chính xác thì có thể xác định được thuế GTGT, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và quy trình làm thủ tục chính xác.
Đối với mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng. Để tìm được mã Hs code chính xác cho loại vải nhập khẩu, cần xem xét chất liệu của vải. Dựa vào chất liệu và tính chất vải nhập khẩu để xác định được Hs code chính xác. Vải nhập khẩu nằm từ Chương 50 đến chương 60 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu.
Một số mã Hs code của vải nhập khẩu (chỉ mang tính chất tham khảo):
MÃ HS VẢI TỪ TƠ TẰM:
Mã hs vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, chưa hoặc đã tẩy trắng: 50071020 -12%
50071030: Mã hs vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, đã được in bằng phương pháp batik truyền thống: 12%
50072020: Mã hs các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên chưa hoặc đã tẩy trắng: 12%
50072030: Mã hs các loại vải dệt thoi, có chứa 80% tơ tằm trở lên, đã in bằng phương pháp batik truyền thống: 12%
50072090: Mã hs các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên loại khác. 12%
50079020: Mã hs các loại vải tơ tằm khác đã hoặc chưa tẩy trắng: 12 %
50079090: Mã hs vải tơ tằm khác: 12%
MÃ HS VẢI DỆT THOI TỪ LÔNG ĐỘNG VẬT:
51111100: Mã hs vải từ lông cừu hoặc lông động vật chải thô, loại hàm lượng 85% trở lên, trọng lượng không quá 300 g/m2. 12%
51113000: Mã hs vải từ lông động vật chải thô, pha với xơ staple nhân tạo. 12%
51119000: Mã hs vải từ lông động vật chải thô: 12%
51121100: Mã hs vải dệt thoi từ sợi len từ lông động vật mịn 80% chải kỹ, trọng lượng không quá 200g/m2: 12%
MÃ HS VẢI DỆT THOI TỪ BÔNG:
52081100: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, chưa tẩy trắng. 12%
52081300: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, chưa tẩy trắng. 12%
52081900: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải dệt khác chưa tẩy trắng. 12%
52082100: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, đã tẩy trắng. 12%
52082300: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, đã tẩy trắng. 12%
52082900: Mã hs vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải dệt khác đã tẩy trắng. 12%
54023300: Vải sợi polyester 100%: 3%
Nhìn chung, mức thuế nhập khẩu vải sẽ nằm trong khoảng:
- Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc là 5 – 10% (tùy mã HS)
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc là 5 – 20% (tùy mã HS)
- Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 12%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 20%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Trong trường hợp vải may mặc được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
Nếu vải nhập từ Trung Quốc thì thuế nhập khẩu là 0% khi chúng ta yêu cầu họ cấp C/O form E. Nếu nhập từ các nước khác thì sẽ dùng C/O form khác để đưỡ hưởng ưu đãi đặc biệt.
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc:
Căn cứ vào Thông tư 21/2017/TT-BTC ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Chính thì các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc cần chuẩn bị gồm có:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
- Vận đơn – Bill of lading
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp giấy tờ này khi người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Giấy chứng nhận hợp quy
- Các chứng từ khác (nếu có)
Theo đó, mặt hàng vải thuộc phụ lục I sau khi tiến hành thủ tục nhập khẩu vải sẽ phải tiến hành công bố hợp quy theo quy định.
Hồ sơ công bố hợp quy:
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công bố hợp quy cần lập 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy. Trong đó:
- 1 bộ nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi vào cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
- 1 bộ hồ sơ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lưu giữ lại
Cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy được hướng dẫn tại Thông tư 21/2017/TT-BTC gồm những thành phần sau:
* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu vải:
- Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước;
- Vải may mặc đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu;
- Chứng nhận xuất xứ % là chứng từ khá quan trọng, ảnh hưởng đến số thuế nhập khẩu;
- Vải may quần áo sau khi đã may quần áo thì phải làm công bố fomandehit.
* Liên hệ dịch vụ hải quan hàng vải may mặc :
Mr. Kong | Ms. Trường An |
Tel/zalo/Viber/WhatsApp: 0934 055 277 | Tel/zalo/Viber: 0903 888 644 |
Email: kong@lokilogistics.com | Email: an@lokilogistics.com |
Skype: CACAKONG |