Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cafe ngày càng tăng, đồng thời café Việt Nam cũng đang dần chiếm được ưu thế trên thị trường thế giới. Do đó, việc xuất khẩu cà phê cũng được đẩy mạnh hơn. Các thủ tục xuất khẩu cafe tại Việt Nam khá đơn giản và được tạo điều kiện tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định liên quan khi xuất khẩu mặt hàng này.

Chính sách mặt hàng:

Theo quy định hiện hành, cà phê không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Mặt hàng cà phê không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy xin phép xuất khẩu nên không cần giấy phép xuất khẩu.

Chứng nhận xuất xứ mặt hàng cà phê gồm những gì?

Riêng với mặt hàng cà phê, có form C/O riêng đó là C/O ICO.

C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).

Thủ tục xuất khẩu cafe:

Khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê bạn cần trao đổi phía bên đối tác xem họ có yêu cầu phải kiểm dịch hay không để chuẩn bị, tránh rủi ro sau khi đã xuất khẩu.

Trường hợp 1: Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch

  • Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.
  • Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu.

Trường hợp 2: Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.

Mã Hs code và thuế xuất khẩu của cafe:

Nông sản cà phê nằm trong nhóm hàng hoá thuộc chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị. ăn cứ vào tính chất cấu tạo, cách chế biến cũng như thực tế mẫu hàng để áp dụng mã HS code phù hợp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê.

Cà phê hoà tan có mã HS 210111110

Cà phê hạt có mã HS 0901

Theo đó, thuế xuất khẩu cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%.

Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm:

  • Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)

Để làm thủ tục xuất khẩu cà phê bạn cần chuẩn bị hồ sơ khai hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 8/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC.

+ Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;

+ Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;

Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ nêu trên nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

* Liên hệ dịch vụ hải quan mặt hàng café :

Mr. Kong Ms. Trường An
Tel/zalo/Viber/WhatsApp: 0934 055 277 Tel/zalo/Viber: 0903 888 644
Email: kong@lokilogistics.com Email: an@lokilogistics.com
Skype: CACAKONG