Chính sách xuất khẩu gỗ nội thất

  • Theo quy định hiện nay, gỗ không phải là mặt hàng nằm trong danh mục cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng có thể xuất khẩu, loại gỗ được sử dụng làm nội thất phải đảm bảo là loại gỗ được phép sản xuất và xuất khẩu theo quy định pháp luật.
  • Đối với các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ tự nhiên thuộc danh mục cấm thì không thể xuất khẩu. Thậm chí người sản xuất, vận chuyển có thể bị xử phạt theo quy định.
  • Đối với các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ, khi xuất khẩu đều phải tiến hành kiểm dịch thực vật và hun trùng. Đặc biệt đối với gỗ nội thất, chứng minh nguồn gốc lâm sản hợp pháp là bước quan trọng để thông quan, xuất khẩu lô hàng gỗ nội thất ra thị trường nước ngoài.

Mã Hs code và thuế suất xuất khẩu gỗ nội thất:

Khi xuất khẩu hàng hóa, xác định mã Hs code là điều quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện đàu tiên khi làm thủ tục xuất khẩu. Việc xác định chính xác Hs code giúp doanh nghiệp nắm rõ những quy định liên quan và thuế suất.

Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94 – Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; các cấu kiện nhà lắp ghép.

Trong chương 94 bao gồm nhiều mã HS nhỏ cho từng mặt hàng cụ thể. Bạn có thể căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu hiện hành để tra cứu theo mặt hàng thực tế mà bạn nhập khẩu.

Một số mã Hs code tham khảo:

  • 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190 – Bộ phận ghế ngồi ( trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự ( như tre, mây)
  • 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

 

  • Các mặt hàng thuộc chương 94 không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu

Thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ nội thất:

Đối với xuất khẩu gỗ thì có 2 loại là : thủ tục xuất khẩu gỗ tự nhiên và thủ tục xuất khẩu gỗ công nghiệp.

Đối với nội thất làm từ gỗ tự nhiên có thủ tục xuất khẩu phức tạp hơn khá nhiều so với nội thất làm từ gỗ công nghiệp. Vì đây là mặt hàng phải tiến hành xác thực nguồn gốc trước khi xuất khẩu.

  • Thủ tục xuất khẩu nội thấtlàm từ gỗ tự nhiên như bàn ghế, giường tủ,… cần chuẩn bị đủ hồ sơ hải quan và hồ sơ lâm sản hợp pháp. Đây là thủ tục đã được quy định chi tiết tại Khoản 1, Điều 17 của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ lâm sản hợp pháp

  • Nếu gỗ được mua từ nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam, doanh nghiệp cần trình lên hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính kèm theo bản kê lâm sản được cơ quan kiểm lâm sở tại kiểm chứng.
  • Nếu như doanh nghiệp mua gỗ từ người nông dân, cần chuẩn bị bản kê lâm sản đã được địa phương đó xác nhận.
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng gỗ được nhập từ nước ngoài, bộ hồ sơ cần có tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

 Hồ sơ hải quan xuất khẩu nội thất từ gỗ

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu.
  • Ban kê lâm sản.
  • Hoá đơn thương mại (Comercial Invoice).
  • Hoá đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy, xí nghiệp.
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
  • Vận tải đơn (Bill of Landing).
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sale Contract).
  • Chứng nhận hun trùng lô hàng.

Đối với các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MCF, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hoá thông thường. Căn cứ vào nội dung Thông tư 38/2015/TT-BTC, gỗ công nghiệp không có tên trong danh mục cấm và hạn chế xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp không cần chuẩn bị hồ sơ lâm sản hợp pháp mà chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu tương tự như hàng hoá thông thường.

  • Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
  • Hoá đơn thương mại (Comercial Invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
  • Hợp đồng mua bán (Contract).
  • Chứng nhận hun trùng.
  • Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

Chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp là giấy tờ cực kỳ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Nội dung đã được quy định rõ trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP:

  • Đối tượng tiến hành xác nhận: Các doanh nghiệp thuộc nhóm I là chủ lô hàng gỗ xuất khẩu. Lưu ý, đối với những lô hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng trong nước khi suất ra các nước hay khu vực ngoài EU thì được miễn xác nhận này.
  • Cơ quan tiến hành xác nhận: Cơ quan kiểm lâm sở tại cấp huyện trở lên sẽ có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sở hữu.
  • Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp bao gồm: mẫu được in theo mẫu 04 phụ lục I, bản kê gỗ xuất khẩu được lập bởi chủ lô hàng, in theo mẫu 05 hoặc 06 Phụ lục I của nghị định 102/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Có thêt thay thế giấy tờ này bằng hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác tại Việt Nam.

 

* Liên hệ dịch vụ hải quan mặt hàng gỗ nội thất :

Mr. Kong Ms. Trường An
Tel/zalo/Viber/WhatsApp: 0934 055 277 Tel/zalo/Viber: 0903 888 644
Email: kong@lokilogistics.com Email: an@lokilogistics.com
Skype: CACAKONG