Thông tin pháp lý:
- Thông tư 10/2018/TT-BKHCN quy định, mặt hàng dầu nhờn động cơ phải được kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2018/BKHCN. Như vậy mặt hàng dầu mỡ nhờn thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư 06/2018/TT-BKHCN: Dầu nhờn động cơ nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo qui định của QCVN 14:2018/BKHCN trước khi phân phối trên thị trường
- Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý;
- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu;
- Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp;
- Dầu nhờn động cơ 4 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ (động cơ bốn chu trình);
- Dầu nhờn động cơ 2 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 2 kỳ (động cơ hai chu trình).
- Thông tư số 34/2013/TT-BCT về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Theo đó, các doanh nghiệp này không được quyền nhập khẩu và phân phối mặt hàng dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC: quy định hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa trong khoản 5 điều 1.
- Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua sản phẩm dầu nhờn động cơ tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho dự án đầu tư.
Quy định về nhập khẩu dầu nhớt hiện nay:
- Điều kiện về Doanh nghiệp nhập khẩu: Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được cấp phép nhập khẩu dầu nhớt vào Việt Nam;
- Dầu nhớt là sản phẩm nhập khẩu không bị cấm, do đó doanh nghiệp, cá nhân tiến hành nhập khẩu như những hàng hoá thông thường;
- Việc nhập khẩu dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong bắt buộc phải tuân theo các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN;
- Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua sản phẩm dầu nhờn động cơ tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho dự án đầu tư.
- Đối với mặt hàng dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đôt, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành làm chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Hs code của dầu bôi trơn các bạn có thể tham khảo mã Hs code sau:
Phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải(SEN).
Dầu bôi trơn thuộc phân nhóm này thì Thuế nhập khẩu từ 4,5-30%
Thuế VAT: 10%
Phân nhóm 3403: Các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70% trở lên tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.
Dầu bôi trơn thuộc phân nhóm này thì Thuế nhập khẩu từ 7,5-30%
Thuế VAT: 10%
Ngoài ra theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, các doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng dầu bôi trơn sẽ buộc phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
Bộ hồ sơ chuẩn bị để làm công bố hợp quy bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Đơn công bố hợp quy
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
Địa điểm nộp hồ sơ: Tổ tiếp nhận và trả kết quả-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
- Hợp đồng thương mại ( Sale contract )
- Hóa đơn thương mại ( Invoice )
- Vận Đơn ( Bill of Lading)
- Phiếu đóng gói ( Packing List )
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)
- Nhãn phụ hình ảnh công bố hợp quy
Quy trình thủ tục hải quan hàng dầu nhớt:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước bao gồm:
Invoice, packing list, contract, bảng mô tả chi tiết hàng hóa, C/O, Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, nhãn gốc, hình ảnh hàng hóa.
Bước 2: Tiến hành truyền tờ khai hải quan điện tử
Bước 3: Lấy mẫu đi kiểm tra tại cơ quan quản lý thuộc Bộ Khoa học công nghệ và chứng nhận hợp quy.
Bước 4: Nộp kết quả kiểm tra cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng
Bước 5: Đợi bên Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam duyệt và tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có kết quả sẽ bổ sung cho hải quan để thông quan tờ khai
Tem nhãn hàng hóa
Lưu ý rằng, đối với dầu nhờn dành cho động cơ đốt tỏng, muốn lưu thông trên thị trường Việt Nam thì phải có nhãn chứa đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên hàng hoá.
+ Địa chỉ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về lô hàng.
+ Xuất xứ, nguồn gốc lô hàng.
+ Thể tích, khối lượng lô hàng.
+ Đặc tính kỹ thuật của lô hàng.
+ Hướng dẫn sử dụng chi tiết.
+ Thông tin cảnh báo an toàn nếu có.
* Liên hệ dịch vụ hải quan mặt hàng dầu nhớt :
Mr. Kong | Ms. Trường An |
Tel/zalo/Viber/WhatsApp: 0934 055 277 | Tel/zalo/Viber: 0903 888 644 |
Email: kong@lokilogistics.com | Email: an@lokilogistics.com |
Skype: CACAKONG |