Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải kiểm tra nông sản xem có đạt về chất lượng nước nhập khẩu chưa và nước nhập khẩu có chấp nhận nông sản này không. Vì không phải loại nông sản nào cũng sẽ được chấp nhận.

Việc kiểm tra này giúp bạn lựa chọn được thị trường phù hợp cho từng loại nông sản của mình.

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và kiểm định

Một số yêu cầu cần phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác:

  • Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
  • Kiểm dịch thực vật;
  • Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
  • Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa;

Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:

  • Thời gian thu hoạch nông sản đủ;
  • Thời gian đóng hàng;
  • Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
  • Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
  • Thời gian vận chuyển;

Tất cả phải được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học để đảm bảo hàng không bị hư hỏng và chất lượng được tốt nhất.

Đây là khâu quan trọng và phúc tạp nhất, cần làm chính xác để trách xảy ra sơ xót. Vì ở khâu này, đánh giá được có thể khẩu khẩu hàng đi hay không. Nếu hàng hóa bị hư hỏng thì không những mất hàng, không thể xuất khẩu mà còn phát sinh nhiều chi phí khác. Do đó tất cả các thời gian trên cần được sắp xếp khớp với nhau để hàng hóa không bị hư hỏng.

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cho thủ tục xuất khẩu nông sản:

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản, Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:

  • Hóa đơn bán hàng (BILL);
  • Hóa đơn đỏ (INVOICE);
  • Danh sách hàng (PACKING LIST);
  • Chứng nhận chất lượng hoăc sô lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUATITY);
  • Chứng nhận kiểm dich thực vật (CERTIFICATE OF PHYTOSANITARY);
  • Giấy xác nhận phun trùng (CERTIFICATE OF FUMIGATION);
  • GiẤy chứng nhận xuất xứ ( CERTIFICATE OF ORIGIN)
  • Hợp đồng xuất khẩu nông sản;

Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Doanh nghiệp của bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.

Làm thủ tục kiểm dịch thực vật:

Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp Nhà nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:

  • Giấy giới thiệu;
  • Đơn đăng ký kiểm dịch;
  • Invoice;
  • Packing list;
  • Hợp đồng thương mại;
  • Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có);
  • Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần).

Bước 4. Khai báo hải quan

Tiếp theo trong thủ tục xuất khẩu nông sản là khai báo hải quan. Công đoạn này được thực hiện dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng. Sau đó, đội ngũ phụ trách tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý. Cuối cùng là xác nhận vô sổ tàu.

Cuối cùng, đơn vị xuất khẩu nông sản cần trình hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận CO gốc .

 

 

* Liên hệ dịch vụ hải quan mặt hàng nông sản :

Mr. Kong Ms. Trường An
Tel/zalo/Viber/WhatsApp: 0934 055 277 Tel/zalo/Viber: 0903 888 644
Email: kong@lokilogistics.com Email: an@lokilogistics.com
Skype: CACAKONG